ĐIỂM TIN- MACT VIỆT NAM

QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Ngày 05/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (“NĐ 132”) thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 (“NĐ 20”) và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/06/2020 (“NĐ 68”) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có Giao dịch liên kết (“GDLK”).

MACTVN cập nhật tới Quý khách hàng các điểm mới quan trọng của NĐ 132 so với NĐ 20 và NĐ 68 như sau:

  • Hiệu lực thi hành của NĐ 132 và kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (“thuế TNDN”) cho năm 2017 và 2018
  • NĐ 132 có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020. Chúng tôi nhận thấy rằng cần có hướng dẫn thêm về NĐ 132 liệu có áp dụng cho các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc trong năm 2020 nhưng trước ngày 31/12/2020 hay không;
  • Các doanh nghiệp thuộc trường hợp kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2017 và 2018 liên quan đến việc kê khai chuyển chi phí lãi vay được trừ theo mức giới hạn mới 30% của tổng lợi nhuận thuần cộng chi phí lãi vay và khấu hao (“EBITDA”) phải thực hiện kê khai bổ sung trước ngày 01/01/2021;
  • Đối với các trường hợp kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN nêu trên, trường hợp số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã nộp của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN từ năm 2020 đến hết năm 2024.
  • Cơ sở Dữ liệu để thực hiện nghiên cứu so sánh trong Hồ sơ xác định giá GDLK và trong thanh, kiểm tra chuyển giá
  • Hạn chế việc sử dụng dữ liệu nội bộ của cơ quan thuế trong thanh, kiểm tra chuyển giá. Tuy nhiên, NĐ 132 vẫn cho phép cơ quan thuế có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu nội bộ nhằm ấn định và điều chỉnh giá giao dịch liên kết nếu người nộp thuế không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuân thủ về kê khai GDLK và Hồ xác định giá GDLK;

Chúng tôi nhấn mạnh tới Quý khách hàng về tầm quan trọng trong việc tuân thủ quy định về kê khai GDLK và lập Hồ sơ xác định giá GDLK.

  • Kế thừa quy định của NĐ 68 về nâng mức khống chế chi phí lãi vay và mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng mức khống chế này
  • NĐ 132 kế thừa quy định của NĐ 68 về nâng mức khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN từ 20% lên 30% EBITDA;
  • Ngưỡng chi phí lãi vay áp dụng mức giới hạn nêu trên là chi phí lãi vay thuần (bù trừ doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay với chi phí lãi vay);
  • Cho phép chuyển tiếp chi phí lãi vay vượt ngưỡng nêu trên trong thời hạn 05 năm để được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu tỷ lệ chi phí lãi vay thuần/EBITDA của những năm tiếp theo thấp hơn 30%;
  • Mở rộng thêm đối tượng loại trừ áp dụng mức khống chế lãi vay được trừ như các khoảng vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại, các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…
  • Nâng cận dưới của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn
  • NĐ 132 quy định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn từ Bách phân vị thứ 35 đến Bách phân vị thứ 75. Theo đó, cận dưới của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn được nâng từ mức Bách phân vị thứ 25 lên Bách phân vị thứ 35. Mức Bách phân vị cũ đã được áp dụng từ rất lâu từ Thông tư số 66/2010/TT-BTC năm 2010 cho đến NĐ 20 năm 2017 và NĐ 68 năm 2020;
  • Chúng tôi khuyến nghị Quý khách hàng cần đánh giá lại tình trạng giá GDLK từ năm 2020 để đảm bảo mức tỷ suất lợi nhuận nằm trong biên độ mới này. Việc nâng cận dưới của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn tăng lên 10% từ năm 2020 khiến cho người nộp thuế sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ nhằm tuân thủ quy định về chuyển giá tại Việt Nam.
  • Hướng dẫn mới về Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (“CbCR”)
  • Công ty mẹ tối cao (the Ultimate Parent Company, gọi tắt là “UPC”) tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 18.000 tỷ VND có trách nhiệm lưu trữ và nộp CbCR cho cơ quan thuế Việt Nam chậm nhất 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thay vì thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN trước kia theo NĐ 20;
  • Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, UPC bắt buộc phải nộp CbCR cho cơ quan thuế Việt Nam trong trường hợp (i) UPC có nghĩa vụ lập CbCR theo quy định của nước cư trú và (ii) Việt Nam và Nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi UPC cư trú không có Thỏa thuận trao đổi thông tin tự động (Automatic Exchane of Information gọi tắt là “AEOI”) hoặc đã ký Thỏa thuận AEOI nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động hoặc không tự động cung cấp CbCR cho Việt Nam;
  • UPC của doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài tại Việt Nam không bắt buộc phải nộp CbCR theo quy định của nước cư trú thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế. Chúng tôi nhận thấy nội dung này cần được hướng dẫn và làm rõ thêm để thực hiện;
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải nộp cho cơ quan thuế Việt Nam CbCR trong trường hợp cơ quan thuế Việt Nam nhận được CbCR thông qua Thỏa thuận trao đổi thông tin tự động (AEOI) với Việt Nam;
  • Trường hợp tập đoàn nước ngoài có nhiều hơn một công ty con tại Việt Nam, UPC phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế Việt Nam về công ty con được chỉ định thay mặt UPC nộp CbCR cho cơ quan thuế Việt Nam.
  • Bổ sung đối tượng được xác định là Bên có quan hệ liên kết

NĐ 132 bổ sung thêm đối tượng được xác định là Bên có quan hệ liên kết bao gồm:

  • Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
  • Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ liên quan như vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi…
  • Làm rõ trường hợp được miễn Hồ sơ xác định giá GDLK
  • So với NĐ 20, NĐ 132 làm rõ đối tượng sau đây được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK: Doanh nghiệp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi, Công ty TNHH MACT Việt Nam, để được tư vấn chi tiết:

Pham Quoc Viet, Chairman, Email: Vietpham251@gmail.com, Mobile: 0984.998.265.

Pham Minh Ngoc, Deputy General Director, Email: Ngocpmmact@gmail.com, Mobile: 0349.143.257.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 998 265